忍者ブログ

Công ty dược phẩm ITP PHarma

[Sự thật] Khang Cốt Đơn có tốt không, Cách sử dụng, Giá bao nhiêu?

×

[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。

[Sự thật] Khang Cốt Đơn có tốt không, Cách sử dụng, Giá bao nhiêu?

Khang Cốt Đơn là sản phẩm gì?

Khang Cốt Đơn thuộc nhóm sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp như đau nhức xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối, thoái hóa đốt sống lưng,… Đây là một trong những sản phẩm được nhiều người tin tưởng và sử dụng trên thị trường hiện nay.

Khang Cốt Đơn là sản phẩm được nghiên cứu phát triển và sản xuất bởi Công ty TNHH Kinh doanh Dược phẩm Bảo An. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO, nguồn nguyên liệu được lựa chọn theo tiêu chuẩn dược dụng, được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực, cho ra đời Khang Cốt Đơn có nguồn gốc từ 100% thảo dược thiên nhiên. Hiện nay sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Kinh doanh Dược phẩm Bảo An.

Thành phần và hàm lượng:

  • 450 mg hàm lượng chiết xuất từ Hy thiêm
  • 300 mg hàm lượng chiết xuất từ Độc hoạt
  • 50 mg hàm lượng chiết xuất từ Sói rừng
  • 50 mg hàm lượng chiết xuất từ Địa liền
  • 50 mg hàm lượng chiết xuất từ Tang ký sinh
  • 50 mg hàm lượng chiết xuất từ Đương quy
  • 50 mg hàm lượng chiết xuất từ Tục đoạn
  • 50 mg hàm lượng chiết xuất từ Đỗ trọng
  • 50 mg hàm lượng chiết xuất từ Ba kích
  • 250 mg hàm lượng Glucosamin Sulfat 2 NaCl
  • 30 mg hàm lượng Shark cartilage powder (Bột sụn cá mập)
  • 30 mg hàm lượng MSM (Methyl sulfonyl methane)
  • 30 mg hàm lượng Chondroitin sulfate
  • Tá dược vừa đủ mỗi viên: Cellulose vi tinh thể, Cellulose, Polyvinylpy – rolidon (PVP), talc, hydroxypropyl methyl Cellulose (HPMC), Polyethylene Glycol 6000, magie stearate, Primojel, Titanium Dioxide.

Dạng bào chế: Viên nén.

Quy cách đóng gói: Một hộp Khang Cốt Đơn gồm một lọ chứa 60 viên.

Hình ảnh hộp Khang Cốt Đơn
Hình ảnh hộp Khang Cốt Đơn

Khang Cốt Đơn có tác dụng gì?

Hy thiêm:

  • Có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). Trong dân gian, hy thiêm còn có các tên gọi khác Chó đẻ hoa vàng, Niêm hồ thái. Hy thiêm là một cây thảo sống hàng năm, thường được thu hái vào tháng 4,5,6.
  • Loại thảo dược này mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi, những nơi có độ ẩm cao. Toàn bộ phần cây mọc trên mặt đất của hy thiêm có thể được dùng để làm thuốc, sau thu hái đem sấy khô ở 50- 60 độ C. Chiết xuất lá và thân cây Hy thiêm thu được các hợp chất alkaloid, darutoside, darutigenol, hợp chất phenolic, kirenol.
  • Các hợp chất phenolic có tác dụng giảm quá trình bài tiết acid uric, hỗ trợ điều trị bệnh Gout. Một số hoạt chất khác có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm, làm giảm quá trình phân chia và sinh trưởng của các tế bào bị tổn thương.
  • Ngoài ra, hy thiêm còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương (Staphylococcus cholermidis, Acinetobacter baumannii). Hy thiêm thường xuyên được sử dụng để trị chứng đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay, đau nhức xương khớp.

Độc hoạt:

  • Có tên khoa học là Angelica pubescens thuộc họ Hoa tán (Apiaceae (Umbelliferae)). Độc hoạt còn có một số tên gọi khác là khương thanh, trường sinh thảo, xuyên độc hoạt. Loại thảo dược này có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ xa xưa thân rễ và rễ đã được sử dụng để làm thuốc.
  • Độc hoạt có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh do chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sinh học như Angelol, Angelicone, Bergaptenostholumbelliferone, Acid Angelic, Acid Tagic, các loại acid hữu cơ và dầu thực vật khác.
  • Theo y học cổ truyền, độc hoạt có vị cay tính ôn. Độc hoạt có tác dụng giảm đau, chống viêm, an thần, cân bằng điều hòa huyết áp, hỗ trợ điều trị loét dạ dày, ức chế sự phát triển của các trực khuẩn lao mủ. Đặc biệt, độc hoạt là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc điều trị phong thấp.

Sói rừng:

  • có tên khoa học là Sarcandra glabra thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae). Sói rừng có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, hiện nay được trồng tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu là ở các nước thuộc châu Á.
  • Sói rừng phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta như Lạng Sơn, Lâm Đồng, Kon Tum. Theo Đông y, sói rừng có vị cay tính ấm, có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giải độc, trừ thấp. Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học trong cây sói rừng thu được các loại tinh dầu, các hợp chất flavonoid, coumarin, acid fumaric, acid succinic và một số các chất khác.
  • Ngoài tác dụng hỗ trợ xương khớp, sói rừng còn giúp tăng cường các yếu tố bảo vệ gan, tăng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, làm chậm quá trình di căn ung thư. Rễ cây và lá sói rừng là hai bộ phận chính thường xuyên được sử dụng làm thuốc.

Địa liền:

  • Có tên khoa học là Kaempferia galanga L. Địa liền là một cây thuốc nam quý, phân bố ở nhiều nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, được biết đến với một số tên gọi khác như tam nại, sơn nại, sa khương, thiền liền.
  • Địa liền là loại thảo dược sống lâu năm, không có thân, củ địa liền thường được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm và làm giảm thân nhiệt khi đang bị sốt. Trên thực tế, địa liền còn được ứng dụng trong điều trị viêm dạ dày, chữa sốt rét, điều trị cao huyết áp.
PR

コメント

プロフィール

HN:
No Name Ninja
性別:
非公開

カテゴリー

P R